Những làng nghề truyền thống ở Hà Nội mà bạn nhất định phải ghé thăm 

Làng gốm Bát Tràng

Địa chỉ: Tả ngạn sông Hồng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có niên đại lâu đời nhất tại Hà Nội – hơn 500 năm tuổi. Đây cũng là làng nghề cổ mà không chỉ quen thuộc với người gốc Hà thành, mà còn nổi tiếng với người dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh Bắc – Bắc Trung Bộ.

 


Cái tên Bát Tràng được hình thành vào khoảng thời Lê, khi 5 dòng tộc gốm nổi danh của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng sáp nhập làm một, phát triển thành địa điểm làng nghề truyền thống lớn nhất thời bấy giờ. Năm dòng họ lớn gồm: Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di trú về phía kinh thành Thăng Long để lập nghiệp, và quyết định dừng tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng, tức làng gốm Bát Tràng ngày nay.

Làng cốm Mễ Trì

Nghề làm cốm ở Mễ Trì đến nay đã có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ. Ở đây có 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) có nhiều hộ gia đình theo nghề làm cốm. Nghề cốm Mễ Trì được đưa vào danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Thời điểm này chính là giai đoạn cao điểm sản xuất trong vụ mùa cốm lớn nhất trong năm. Người dân nơi đây lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo phục vụ cho khách hàng.

Cốm Thu Huệ là 1 trong những cở làm các sản phẩm uy tín nhất tại làng nghề Cốm Mễ Trì. Chúng tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cốm và bánh cốm, đạt được sự tin tưởng của hàng nghìn khách hàng.

 

 

Làng lụa Vạn Phúc

Ngoài làng gốm Bát Tràng thì làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông cũng nổi tiếng không kém, đặc biệt xuất hiện không chỉ trong thơ ca, mà còn tạo dấu ấn trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lưu Huỳnh – Áo lụa Hà Đông.

 

Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề truyền thống, niềm tự hào của người dân hà thành, là kết tinh từ chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén – dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây. Từ những chiếc kén tằm nhỏ bé, bằng sự khéo léo và kỳ công, người ta dệt thành những dải lụa mềm mại, nhẹ và mát tay. Dùng lụa Vạn Phúc may áo dài, làm khăn lụa, may áo yếm, làm quà tặng…

Làng hương Quảng Phú Cầu

Địa chỉ: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Làng hương Quảng Phú Cầu cũng là làng nghề truyền thống ở Hà Nội được nhiều người biết tới. Nổi tiếng nhất ở làng hương Quảng Phú Cầu có lẽ là hương đen Xà Cầu.


Để làm ra những cây hương đen đặc biệt cần khá nhiều công đoạn thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Thân cây tre non được chặt thành từng đoạn, vót tròn, phơi khô, bột hương được nghiền nhỏ mịn trộn cộng mang nhựa cây trám rừng rồi se, lăn bằng tay có que tre để được que hương đen. Hương đen được các gia đình dùng trong ngày giỗ ông bà tổ tiên, ngày tết, ngày lễ…; hay dùng thắp ở những nơi thờ phụng linh thiêng như: Đình, chùa, miếu mạo… ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *